Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
Email: thanhnienthudo.vn@gmail.com
Hotline: 0912933222

Bất thường loạt công ty dược trong đường dây sữa giả 500 tỷ đồng

Hai doanh nghiệp sản xuất sữa bột dinh dưỡng cho người bệnh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai bị cáo buộc bán hàng giả ra thị trường, thu về gần 500 tỷ đồng trong vòng 4 năm.
cong ty san xuat sua,  duong day sua gia,  san xuat sua gia anh 1

Sản phẩm sữa giả do Rance Pharma và Hacofood Group sản xuất. Ảnh: VTV.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam 8 đối tượng với các tội danh “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” và “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Trong đó, Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà được xác định là hai đối tượng cầm đầu, chủ mưu đường dây.

Theo cơ quan chức năng, từ tháng 8/2021, các đối tượng đã thành lập CTCP Dược quốc tế Rance Pharma và CTCP Dược dinh dưỡng Hacofood Group, đồng thời mở nhà máy tại Khu công nghiệp Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội để sản xuất các sản phẩm sữa bột giả.

Dòng tiền tăng bất thường

Thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho thấy Rance Pharma được thành lập tháng 8/2021, đặt trụ sở tại phường Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội), với ngành nghề đăng ký chính là buôn bán dược phẩm, mỹ phẩm và dụng cụ y tế.

Công ty khởi đầu với vốn điều lệ 10 tỷ đồng, trong đó Vũ Mạnh Cường góp 7 tỷ, Hoàng Mạnh Hà góp 2,5 tỷ và Hoàng Thị Bích Hường góp 500 triệu đồng. Giám đốc kiêm người đại diện pháp luật ban đầu là Hoàng Mạnh Hà (sinh năm 1979).

Đáng chú ý, công ty này sau đó liên tục tăng vốn lên 22 tỷ đồng vào tháng 1/2024 và tiếp tục nâng lên 52 tỷ đồng chỉ 5 tháng sau.

Tháng 8/2024, vai trò đại diện pháp luật được chuyển cho ông Nguyễn Thành Luân (sinh năm 1987). Trong đó, ông Luận hiện còn đứng tên tại CTCP Dược Nasaka Á Châu. Tại thời điểm này, thông tin kê khai thuế cho thấy doanh nghiệp có 5 lao động.

Còn Hacofood Group được thành lập vào tháng 4/2022, đặt trụ sở tại khu đô thị Văn Phú Invest, quận Hà Đông (Hà Nội), với ngành nghề chính là sản xuất thực phẩm, bao gồm sữa và các sản phẩm dinh dưỡng.

Vốn điều lệ ban đầu cũng là 10 tỷ đồng, do Vũ Mạnh Cường góp 6,5 tỷ, Hoàng Mạnh Hà góp 2,5 tỷ và Nguyễn Thành Luân góp 1 tỷ. Trong đó, Vũ Mạnh Cường giữ vai trò Chủ tịch HĐQT kiêm người đại diện pháp luật. Tháng 10/2024, vị trí này được chuyển giao cho ông Nguyễn Văn Tú (sinh năm 1981), người cũng đang là đại diện pháp luật tại một công ty dược khác là CTCP Dược quốc tế Win CT. Đáng chú ý, ông Vũ Mạnh Cường từng nắm vai trò điều hành tại Công ty Dược quốc tế Win CT này.

Tháng 1/2025, Hacofood tăng vốn điều lệ lên 15 tỷ đồng và chuyển trụ sở sang khu đô thị Phú Lương, Hà Đông.

Không dừng lại ở việc lập 2 công ty sản xuất sữa bột giả, Vũ Mạnh Cường và Hoàng Mạnh Hà còn mở rộng mạng lưới bằng cách liên doanh, liên kết với nhiều cá nhân khác để góp vốn thành lập tới 9 công ty vệ tinh.

Mục tiêu của hệ sinh thái này là để các pháp nhân mới đứng tên công bố sản phẩm, đăng ký nhãn hiệu và trực tiếp kinh doanh, phân phối sữa bột ra thị trường. Trong khi đó, toàn bộ khâu sản xuất vẫn được thực hiện tại nhà máy của Hacofood Group và Rance Pharma.

Danh sách các công ty vệ tinh trong hệ sinh thái phân phối gồm CTCP Dược quốc tế Group do Vũ Mạnh Cường làm Giám đốc; CTCP Dược quốc tế Big Four Pharma do Phạm Chí Đảng làm Giám đốc; CTCP Dược quốc tế Long Khang Group do Nguyễn Thị Mai Hương làm Giám đốc; CTCP Dinh dưỡng Y học BFF do Phạm Thị Hương làm Giám đốc; CTCP Dược quốc tế Safaco Group do Nguyễn Văn Tuấn làm Giám đốc; CTCP Dược quốc tế Darifa Group do Nguyễn Văn Thắng làm Giám đốc; CTCP Dược quốc tế Win CT do Nguyễn Văn Tú làm Giám đốc; CTCP Dược phẩm Dinh dưỡng Phúc An Khang và CTCP Dược Á Châu đều do Nguyễn Thành Luân làm Giám đốc.

Việc dàn trải hàng loạt pháp nhân theo mô hình “mỗi công ty một nhãn sữa” không chỉ giúp che mắt cơ quan chức năng mà còn khiến người tiêu dùng khó lần ra dấu vết liên quan giữa các thương hiệu sữa tưởng chừng độc lập với nhau, nhưng thực chất đều cùng “ra lò” từ một nơi.

Xây dựng niềm tin bằng hình ảnh chuyên gia và người nổi tiếng

Dưới vỏ bọc “doanh nghiệp dinh dưỡng”, 2 công ty vận hành như một dây chuyền được tổ chức bài bản, từ tăng vốn, thay đổi người đại diện pháp luật cho đến mở rộng quy mô sản xuất và đưa sản phẩm ra thị trường.

Từ năm 2021 đến khi bị phát hiện, CTCP Dược quốc tế Rance Pharma và CTCP Dược dinh dưỡng Hacofood Group đã cho ra đời 573 nhãn hiệu sữa bột, nhắm vào các nhóm đối tượng yếu thế như người tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai... với tổng doanh thu gần 500 tỷ đồng trong vòng 4 năm.

Các sản phẩm được quảng bá với danh sách thành phần “mang tính thượng lưu” như chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... Nhưng theo điều tra, những chất này hoàn toàn không có trong sản phẩm thật.

Thực tế, các đối tượng thay thế bằng nguyên liệu khác, pha trộn thêm phụ gia và điều chỉnh chỉ số để qua mặt người tiêu dùng.

Kết quả giám định từ cơ quan chức năng cho thấy nhiều mẫu sữa bột có chất lượng thực tế chỉ đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ để xác định là hàng giả theo quy định pháp luật.

cong ty san xuat sua,  duong day sua gia,  san xuat sua gia anh 2

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, xuất hiện trong video quảng cáo trên kênh YouTube "Tập đoàn Dược Quốc tế". Ảnh: VNN.

Rance Pharma quảng bá rầm rộ trên các nền tảng truyền thông rằng công ty đã có “hơn 15 năm kinh nghiệm” trong lĩnh vực dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Các sản phẩm được giới thiệu là “đạt chuẩn FDA Mỹ”, với phạm vi sản xuất rộng từ sữa công thức cho trẻ em, thực phẩm hỗ trợ điều trị cho người bệnh cho đến ngũ cốc và bột ăn dặm.

Tương tự, Hacofood Group tự xưng là thành viên “thuộc Tập đoàn Dược quốc tế”, cũng phô trương là đơn vị sản xuất thực phẩm dinh dưỡng cao cấp, uy tín hàng đầu, chuyên cung cấp các dòng sản phẩm sữa chuyên biệt như Talacmum, Cegold, The Empire, Ikidmi, Kawai, Hacomax, Kidnimil, Gumi Colos 24h Baby...

Để lấy lòng tin người tiêu dùng, 2 doanh nghiệp không ngần ngại gắn mác chuyên gia và bác sĩ vào các chiến dịch quảng cáo. Ngoài ra, còn có sự xuất hiện của nhiều người nổi tiếng diễn viên Huyền Lizzie, Thanh Hương, MC Hoàng Linh, diễn viên Doãn Quốc Đam... đều góp mặt trong các video quảng bá.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri Thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.