Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
Email: thanhnienthudo.vn@gmail.com
Hotline: 0912933222

iPhone sẽ đắt lên vì thuế đối ứng của ông Trump?

Chuyên gia nhận định Apple sẽ không gánh chi phí của "thuế quan đối ứng". Thay vào đó, gánh nặng về thuế quan sẽ được đẩy sang người dùng.

Theo chính sách thuế đối ứng mà Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố, hàng hóa nhập khẩu từ Ấn Độ nhận thuế 26%.

Khi Tổng thống Trump lần đầu tiên áp thuế lên Trung Quốc vào năm 2018, Apple đã bắt đầu chuyển nhiều hoạt động sản xuất iPhone sang Ấn Độ. Động thái mới nhất của ông Donald Trump đã gia tăng áp lực lên hoạt động kinh doanh của Apple.

Mức thuế tổng đối với hàng hóa nhập từ Trung Quốc cũng lên tới 54%. Do vậy chi phí nhập iPhone vào Mỹ, thị trường lớn của Táo khuyết, chắc chắn sẽ tăng lên.

Tăng giá là điều khó tránh khỏi

Theo nhà phân tích Ming-Chi Kuo của TF International Securities, Táo khuyết có thể tránh được tác động tồi tệ nhất của thuế quan bằng cách chuyển nhiều hoạt động sản xuất hơn sang Ấn Độ hoặc dựa vào các chiến thuật tiết kiệm chi phí khác.

Apple anh 1

Người tiêu dùng cuối cùng vẫn phải là người chịu chi phí nếu mức thuế quan của ông Trump áp lên sản phẩm Apple. Ảnh: Bloomberg.

Tuy nhiên, những biện pháp này sẽ không loại bỏ được áp lực tài chính và điều đó khiến việc tăng giá bán trở thành một phương án khả thi hơn nhiều. Nếu Apple không tăng giá, Kuo cho rằng hãng có thể mất tới 9% tỷ suất lợi nhuận gộp. Dù nhà sản xuất iPhone phản ứng thế nào, người tiêu dùng cuối cùng vẫn phải là người chịu chi phí.

"Với 85-90% hoạt động lắp ráp phần cứng của Apple đặt tại Trung Quốc và phần còn lại ở Ấn Độ, các chính sách thuế quan mới của chính quyền Trump — áp đặt lần lượt 54% và 26% — sẽ làm tăng đáng kể chi phí xuất khẩu phần cứng sang Mỹ. Nếu Apple giữ nguyên giá, tỷ suất lợi nhuận gộp tổng thể của họ có thể giảm đáng kể, ước tính từ 8,5-9%", ông Kuo nói.

Thuế quan hay thuế nhập khẩu là loại thuế đánh vào những sản phẩm được nhập qua biên giới. Để trả khoản thuế đó, Apple có 3 phương án: Giảm số tiền trả cho nhà máy sản xuất ở Trung Quốc hoặc Ấn Độ, tự chịu chi phí thuế, tăng giá điện thoại tại các cửa hàng hoặc kết hợp cả 3 cách lại.

Từ đó, AppleInsider cho rằng vẫn còn một kịch bản là Táo khuyết giữ nguyên giá bán và chấp nhận sự sụt giảm lợi nhuận. Tuy nhiên, đó chỉ là một chiến lược ngắn hạn. Các cổ đông của Apple mong đợi lợi nhuận chứ không phải sự hy sinh.

Với giới đầu tư, mức giảm lợi nhuận từ 8,5-9% rõ ràng là không bền vững. Vì vậy, AppleInsider cho rằng Apple khả năng sẽ tăng giá bán, ngay cả khi hãng thực hiện một cách âm thầm nhất có thể.

Không có ngoại lệ cho Apple

Trong giai đoạn năm 2018, khi ông Trump lần đầu áp thuế diện rộng với hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, Apple đã không bị ảnh hưởng dù iPhone phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc.

Cũng trong thời gian đó, Tim Cook gần như là một nhân vật quen thuộc của Nhà Trắng khi thường xuyên gặp gỡ ông Trump.

Apple anh 2

Thuế quan đối với iPhone và các thiết bị khác nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ làm tăng chi phí hàng năm của Apple lên 8,5 tỷ USD. Ảnh: Nhật Minh.

Theo Washington Post, vào nhiệm kỳ đầu của ông Trump, CEO Apple đã thuyết phục Nhà Trắng bỏ qua thuế quan đối với hầu hết sản phẩm mà công ty kinh doanh.

Cook được cho là đã nói với các quan chức Nhà Trắng khi đó rằng thuế quan sẽ làm tăng giá smartphone, máy Mac, iPad và gây tổn hại cho Apple.

Ông thậm chí còn thuyết phục Trump về ý tưởng rằng mức thuế áp lên iPhone sẽ có lợi cho Samsung, đối thủ chính của Apple tại Hàn Quốc.

Điều này dẫn đến một chiến lược khác là chuyển thêm khối lượng hoạt động sản xuất sang Ấn Độ. Mặc dù quốc gia này đã có mối quan hệ với Mỹ, ông Trump đã nói rõ rằng sẽ không có bất kỳ sự miễn trừ nào.

Điều đó có nghĩa là Táo khuyết có thể phải đối mặt với mức thuế cao cho dù có chuyển hoạt động sản xuất đến đâu.

Thực tế, việc chuyển hoạt động sản xuất sang Ấn Độ có thể giảm thiểu mức thiết hại về lợi nhuận xuống chỉ còn 5,5-6%, hoặc thậm chí là 1-3% nếu hoạt động sản xuất ở Ấn Độ tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, đổi lại là việc thiết lập hoặc mở rộng cơ sở hạ tầng sản xuất rất tốn kém.

AppleInsider nhận định Apple sẽ không tự mình gánh chịu chi phí đó, ít nhất là về lâu dài. Chi phí này sẽ được chuyển giao, ngay cả khi được "ngụy trang" dưới dạng điều chỉnh giá hoặc giảm giá trị sản phẩm theo thời gian.

Apple anh 3

iPhone nhiều khả năng sẽ bị tăng giá bán để bù đắp chi phí thuế quan. Ảnh: The Disconnekt.

Kuo cũng đồng tình với điều này và đề cập thêm các chiến lược hướng tới người tiêu dùng hơn, chẳng hạn như tăng trợ cấp từ nhà mạng và âm thầm cắt giảm chiết khấu đổi máy cũ. Mặc dù những điều này có thể khiến iPhone mới trông rẻ hơn, nhưng chi phí thực tế lại có thể tăng vọt.

Quan trọng hơn, trợ cấp từ nhà mạng thường đi kèm với các gói cước đắt, hợp đồng dài và nhiều hạn chế hơn. Ngoài ra, giá trị đổi máy cũ thấp hơn cũng đồng nghĩa là khách hàng nhận được ít tiền hơn cho các thiết bị cũ.

Đây cũng là một cách khác để Apple chuyển gánh nặng tài chính trở lại cho người mua. Theo đó, nhà sản xuất iPhone cũng có thể gây áp lực nhiều hơn lên các nhà cung cấp của mình, buộc họ phải cắt giảm chi phí.

Điều này nghe có vẻ dễ dàng trên lý thuyết, nhưng lại hiếm có thể xảy ra. Theo AppleInsider, các nhà cung cấp chịu áp lực có thể sẽ phản ứng bằng cách cắt giảm chất lượng, trì hoãn hỗ trợ hoặc không chịu đổi mới.

Điều này sẽ dẫn đến chất lượng và độ tin cậy có thể bị ảnh hưởng. Khi điều đó xảy ra, chính khách hàng là người phải trả tiền cho việc sửa chữa, thay thế hoặc các tranh chấp bảo hành. Ngay cả khi tỷ suất lợi nhuận của Apple giảm xuống dưới 40%, rủi ro vẫn lớn hơn là sự suy thoái kinh tế.

Những câu chuyện bên trong Apple

Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn