Thứ 6, ngày 16 tháng 8, 2019, 8:36:21 Chiều
Email: thanhnienthudo.vn@gmail.com
Hotline: 0912933222

Thực hư video người đàn ông quỳ gối xin tha khi va chạm giao thông

Theo đó, người đàn ông quỳ gối được nhiều người thương cảm, còn người phụ nữ chạy xe SH bị chỉ trích dữ dội.

Ngày 31/3, đoạn video ghi lại khoảnh khắc một người đàn ông quỳ gối giữa đường khi va chạm giao thông với người phụ nữ chạy xe SH được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

Xung quanh video ngắn xuất hiện nhiều luồng ý kiến trái chiều. Theo đó, người đàn ông quỳ gối được nhiều người thương cảm, còn người phụ nữ chạy xe SH bị chỉ trích dữ dội. Tuy nhiên, sự việc phía sau vụ va chạm giao thông thì không được chia sẻ cụ thể.

va cham giao thong anh 1

Khoảnh khắc người đàn ông quỳ gối xin tha sau cú va chạm giao thông thu hút sự quan tâm của dân mạng. Ảnh: cắt từ clip.

Theo tìm hiểu, vụ va chạm giao thông giữa hai xe gắn máy xảy ra tại khu vực ngã tư cầu đường 3 tháng 2, giao với đường Cô Bắc, phường Vĩnh Thanh Vân, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang vào ngày 31/3.

Người phụ nữ điều khiển xe SH là Lý Vân Anh (SN 1994, quê Kiên Giang). Trao đổi với PV VietNamNet, chị chia sẻ cụ thể sự việc vừa qua.

10h30 ngày 31/3, trên đường đi làm, chị vô tình bị một nam thanh niên chạy xe máy va phải.

“Chỗ đó là khúc cua, tôi nhìn từ xa đã có cảm giác thanh niên đó chạy nhanh, ôm cua với tốc độ cao nên chủ động dừng xe để tránh. Không ngờ, thanh niên đó vẫn tông vào khiến cả người và xe ngã ra đường, tôi bị xe máy đè lên.

Cũng may, lúc ấy tôi đã dừng hẳn xe nên vụ va chạm không nặng nề. Tôi nghĩ, nếu mình cũng chạy xe với tốc độ bình thường thì có thể hậu quả xấu nhất đã xảy ra vì đoạn đường đó có rất nhiều xe tải qua lại”, chị Vân Anh kể.

Chị Vân Anh cho biết thêm, thanh niên đó ở tầm tuổi ngoài đôi mươi. Sau cú va chạm, nam thanh niên định đi thẳng nhưng người dân xung quanh đã ra giữ xe, yêu cầu ở lại giải quyết sự việc.

Lúc này, đôi bên xảy ra tranh cãi, không ai nhận sai về mình. Nam thanh niên giải thích với chị Vân Anh, do phanh xe không ăn nên mới xảy ra sự việc như vậy.

“Nếu ngay từ đầu cậu ta xin lỗi thì đã không có vấn đề gì nhưng cậu ta lại bảo ‘sao chị thấy xe em chạy nhanh chị không lùi hay tránh đi’. Tôi gọi công an đến làm việc.

Lúc đó, mọi người xung quanh bảo xe tôi hỏng, tốn nhiều tiền sửa, rồi lúc công an đến, cậu ta mới xin lỗi, năn nỉ tôi bỏ qua và quỳ xụp xuống. Tôi không hề ép cậu ta quỳ và lúc cậu ta làm vậy, tôi cũng bất ngờ”, người phụ nữ kể thêm.

Cuối cùng, người phụ nữ đã bỏ qua sự việc, không yêu cầu nam thanh niên phải đền bù. Cú va chạm khiến chị bị trầy xước chân tay, xe máy cũng bị hỏng hóc một vài chỗ.

Đoạn video được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Đọc được những bình luận chỉ trích của dân mạng, chị Vân Anh hoang mang, sợ hãi và rất đau lòng.

“Tôi bế tắc, không chịu nổi áp lực. Mọi người chửi tôi, chửi cả gia đình tôi. Bố mẹ tôi đau lòng rơi nước mắt.

Sự việc chỉ có vậy, tôi không bắt đền, thanh niên kia cũng không nói gì cả. Tại ai đó quay clip, chia sẻ sai sự thật nên mới ra nông nỗi này”, chị Vân Anh giãi bày.

Sau tất cả, chị hy vọng mọi người có cái nhìn thấu đáo, hiểu rõ đầu đuôi sự việc trước khi buông lời phán xét khiến người vô tội bị tổn thương.

Đoạn video được lan tỏa đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Cùng với các ý kiến bênh vực, chỉ trích người trong cuộc, nhiều người cũng chia sẻ về vấn đề xứng xử khi xảy ra va chạm giao thông và văn hóa ứng xử trên mạng xã hội.

Tài khoản Văn Minh viết: “Trên thực tế, những va chạm giao thông nhỏ nhặt là điều khó tránh trong cuộc sống hàng ngày. Khi xảy ra va chạm, người trong cuộc cần bình tĩnh, ứng xử một cách văn minh thì chuyện to hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không có.

Nếu đôi bên không biết nhìn nhận cái sai, cái đúng của bản thân, mâu thuẫn dẫn đến cao trào thì nhiều tình huống đáng tiếc khác sẽ xảy ra”.

Tài khoản Nguyễn Hoa chia sẻ: “Đây là minh chứng rõ nhất cho việc ‘thầy bói xem voi’... chưa hiểu rõ vấn đề đã vội phán xét, chỉ trích.

Người dùng mạng xã hội cần có cái nhìn thấu đáo, đa chiều, không nên vội vàng kết luận và phán xét khi chưa hiểu rõ sự việc. Việc lan truyền các hình ảnh, clip trong khi chưa hiểu sự việc một cách cụ thể, rõ ràng cũng có thể gây ra hậu quả khó lường”.

'Thế hệ lo âu'

Theo nhà tâm lý học xã hội Jonathan Haidt, trẻ em và thanh thiếu niên ngày nay phải đối mặt với một loại áp lực mà các thế hệ trước không hề biết đến: áp lực từ những lượt thích, bình luận và sự so sánh không hồi kết trên mạng xã hội. Điều này tạo ra một vòng xoáy độc hại, nơi lòng tự trọng bị gắn chặt với những con số ảo thay vì giá trị thực tế.